Một khi đã dùng cọ, bạn phải biết cách vệ sinh cọ trang điểm sạch sẽ và thường xuyên để loại bỏ mỹ phẩm thừa, dầu nhờn cũng như tế bào chết từ da bám vào.
Để trang điểm đẹp, bên cạnh mỹ phẩm, dụng cụ trang điểm cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Và việc vệ sinh bộ cọ trang điểm của mình là một trong nhữn tips để bạn sở hữu làn da đầy sức sống sẵn sang cho một khuôn mặt gợi cảm sau khi trang điểm.
Và một khi đã dùng cọ thì bạn cần phải vệ sinh chúng sạch sẽ và thường xuyên để loại bỏ mỹ phẩm thừa, dầu nhờn cũng như tế bào chết từ da bám vào. Thao tác này không chỉ giúp kéo dài “tuổi thọ” cho cọ mà làn da của bạn cũng tránh được nguy cơ nổi mụn, dị ứng. Chúng ta có thể tự chế dung dịch một cách siêu rẻ tiền và đơn giản hơn, với hầu hết nguyên liệu được lấy từ nhà bếp.
Một điều bạn cần quan tâm nữa trong cách vệ sinh cọ trang điểm, đó là khi nào thì bạn nên vệ sinh cọ.
- Cọ đánh nền: Sau mỗi lần sử dụng hoặc ít nhất 1 lần/ tuần vì các loại kem nền thường ở dạng lỏng nên sẽ dễ bám vi khuẩn hơn.
- Cọ đánh má hồng: 1 lần/ tuần.
- Cọ đánh mắt/ cọ đánh kem che khuyết điểm: 2,3 lần/ tuần.
- Cọ kẻ mắt: mỗi ngày hoặc sau mỗi lần sử dụng giống như cọ đánh nền. Vì loại cọ này được thao tác gần mắt nên chúng ta cần phải cẩn thận hơn cả để đề phòng nhiễm khuẩn.
Nguyên liệu:
- Nước rửa chén
- Dầu olive
- Đĩa
- Móc treo
- Kẹp quần áo
Thực hiện:
Bước 1: Cách vệ sinh cọ trang điểm
- Đổ một ít nước rửa chén ra đĩa.
- Tiếp tục đổ một ít dầu olive vào (tỉ lệ khoảng 2 phần nước rửa chén – 1,5 phần dầu olive)
- Lấy chiếc cọ đầu tiên khuấy đều trong hỗn hợp này theo vòng tròn (lúc này bạn sẽ thấy lớp mỹ phẩm bám trên cọ bắt đầu tách ra hòa vào hỗn hợp đấy).
- Dùng tay xoa cọ nhẹ nhàng để đảm bảo cọ sạch vi khuẩn hoàn toàn.
- Sau khi hoàn thành, đặt cọ lên khăn giấy.
- Lặp lại bước 3 – 5 cho số cọ còn lại.
- Sau khi vệ sinh xong tất cả số cọ, chúng ta cần xả chúng lại bằng nước ấm. Xoay cọ vào lòng bàn tay bạn dưới nước để chúng sạch hẳn (bạn lưu ý không được dùng nước nóng vì nhiệt độ cao sẽ làm hỏng lông cọ). Thực hiện thao tác này cho đến khi bạn thấy nước trong veo hoàn toàn nghĩa là cọ đã sạch.
- Lau khô số cọ với khăn giấy (nếu bạn lau bằng khăn vải, sợi vải có thể dính lên lông cọ)
Bước 2: Phơi cọ
- Dùng kẹp quần áo kẹp vào đuôi cọ rồi treo ngược trên móc treo quần áo.
- Mang đi phơi ở nơi thoáng để cọ mau khô.
Lưu ý: Không nên để cọ tự khô bằng cách cắm chúng vào đâu đó với phần lông hướng lên trên vì như vậy, nước sẽ chảy ngược xuống phần mối nối giữa thân cọ và lông, làm hỏng keo, lông cọ sẽ bị rơi ra.